KỆ VÂN
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền .
DỊCH NGHĨA : Ở đời vui đạo , hãy để tùy cái duyên . Như thể đói thì phải ăn , mệt thì phải ngủ .
Trong nhà đã có của gia bảo ( của quý ) rồi , thì thôi ( hưu ), không tìm kiếm nữa .
Trước những điều cám giỗ như ( tiền tài , danh vọng , quyền lực , gái đẹp ... ) " đối cảnh " . Mà giữ được cái tâm , không động dục ( vô tâm ) . Thì đó chính là " thiền " rồi đấy ! Làm sao phải đi tìm " thiền " ở đâu nữa
DỊCH THƠ : KỆ RẰNG
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Như đói ăn ngay mệt ngủ liền
Trong nhà có của , thôi tìm kiếm
Cám dỗ không lay , bảo đấy thiền .
NGUYỄN THỊ VINH DỊCH. NGÀY 28/1/2018
ĐÔI LỜI THIỂN CẬN , XIN MẠO MUỘI LUẬN ĐÀM BÀI THƠ KỆ VÂN CỦA ĐỨC PHẬT HOÀNG .
Đức Phật Hoàng dậy : " cư trần lạc đạo " ( ở đời vui đạo ) . Ngài là một ông vua theo Phật . Ngài có quyền bắt dân chúng của ngài theo Phật . Lẽ ra câu thơ này phải là : " cư trần tùy Phật " ( ở đời theo Phật ) . Nhưng ngài là một minh quân . Chữ " lạc đạo " ( vui đạo ) đã nói lên điều đó .
ĐẠO ! Có rất nhiều đạo ...Đạo Phật , đạo Nho , đạo Giáo , đạo Lão , đạo Khổng ...v...v...đạo Thiên chúa , đạo Cao đài , đạo Hồi , đạo Hin đu , đạo Hòa hảo ...v...v... Đạo nào làm cho lòng người thấy vui " lạc đạo " , thì họ theo " tùy duyên ". Chứ không thế lực nào bắt được họ phải theo ai . Chữ " thả " ấy là dậy các Đạo chủ : Không được ép buộc chúng sinh phải theo mình .
Chúng sinh là con dân đấy ! Con dân là gốc của Đạo . Nếu chùa xây thật to , tượng tô thật đẹp . Mà không có ai đến lễ bái , thì cũng không thành chùa . Nếu lòng chúng sinh không tin nữa thì Phật dù chẳng băng hà cũng chết ! Mà chúng sinh chỉ cần có đủ cơm ăn , áo mặc . Nếu có thể còn muốn ăn ngon mặc đẹp . Có nhà cửa ấm êm " an cư " . Có cuộc sống thanh bình " không chinh chiến và không đói khổ " . Thiết tưởng mong ước ấy cũng quá nhỏ nhoi . Bởi lẽ : Có vị " Đạo chủ " nào phải nuôi con dân đâu ? Toàn con dân đóng tiền " nuôi Đạo " đấy chứ ! Sao con dân vẫn khổ ?.
Cái nguyên nhân ấy cũng được Phật Hoàng chỉ ra . Đó là vì : Lòng tham của những người đại diện cho Đạo . Các chức sắc ấy ...đáng lẽ phải biết thế nào là ...vừa ...vừa... Câu " gia trung hữu bảo " ý nói rằng : trong nhà có của gia bảo . Đã có của gia bảo như vàng ròng , ngọc quý , tất phải là quan cao , nhà giầu . Dân thường làm gì có ! ... Thì " hưu tầm mịch " ( thôi không vơ vét nữa ) . Đằng này , " lòng tham vô đáy " ! Có một muốn có mười ...có trăm ...có ngàn ...có vạn .......Một lễ mừng thọ Bố vị quan ngũ phẩm thôi , mà tiêu tốn khoản tiền bằng cả tháng lương của 200 công nhân . Thì đến Phật Tổ hay Ngọc Hoàng đại đế cũng phải thất kinh ! . " Thoái vốn ngoài nghành " của một doanh nghiệp nhà nước không to lắm . Mà chia nhau mấy chục tỷ tiền ...Đấy mới chỉ là những điều ...trông thấy ! ...nghe thấy !... Chúng sinh có thể hình dung ra những gì ? ... Chẳng ai cấm được ! ... Khi lòng tin đã đổ vỡ thì ... " Ví bằng em buộc cánh anh , buộc cánh anh cũng chẳng thành tình yêu !"
Phật Hoàng còn dậy chúng sinh : Phật không ở chùa .
Phật ở trong ta . Nếu ta tu thân , tích thiện thì chẳng phải đi tìm Phật ở đâu cả . Tu thân , là cái gốc làm người , mà cũng là cái gốc của Xã tắc đấy ! . Đức Khổng Tử - Người thày của muôn đời, nói rằng : " Tu thân , tề gia , trị quốc , bình thiên " . Khi thân không tu , bé không chịu học hành . Bố mẹ nuôi cho ăn học thì chơi bời lêu lổng , sa đà thói hư tật xấu . Đến mất cả mạng ! .Bằng kia , cấp nọ bỏ tiền ra mua . Chức lớn quyền to bỏ tiền ra chạy . Ngất ngưởng trên ngai thì vơ vét làm giầu . Bán từ đất đai khoáng sản của Tổ Tiên . Bán những thứ trên dương thế . Bán những thứ dưới âm ty. Bán quan ,bán tước , bán quyền ! .. .Thu lợi cho mình . Tiền không đủ chỗ cất , phải đem giửi tận ...đâu đâu ... Ở cái ngân hàng ...gì đó ! ... Của nước ...nào đó ! ...Khi dân chúng ...thì ... Có những gia đình ...trong nhà chẳng thứ gì bán được 500 ngàn đồng . lúc năm hết tết đến !
Cái lẽ công bằng không giữ được ! . " Bất bằng thì nổi can qua , con thuyền xã tắc biết là về đâu ?
" Ngũ thường " ( NHÂN , NGHĨA , LỄ , TRÍ , TÍN ). Là " Đức tin " của nhà Phật , cũng là điểm khởi thủy của đạo làm người
" NHÂN như cái hạt gieo đời trước ,
NGHĨA tựa non cao gắng bước lên
LỄ là để kính trên , nhường dưới
TRÍ minh muôn sự mới lâu bền
TÍN là chữ ... Triệu người theo một "
Đó là 5 lẽ tồn vong ... Nếu ta " coi thường " cái " Ngũ thường " ấy ! Thì cái " Tam cương " cũng không giữ được . Như bây giờ ... Câu cửa miệng của người ta là : " trên bảo dưới không nghe " !
Không có " NGŨ THƯỜNG , TAM CƯƠNG " thì lấy đâu ra " NGŨ PHÚC " mà hưởng ?
ÔI ! PHẬT HOÀNG ! Ngài cũng chính là : NGƯỜI THÀY CỦA MUÔN ĐỜI !
Nguyễn thị Vinh đăng tại Hà Nội. Ngày 29/1/2018
- Thi đàn Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét